Giấy phép khai thác nước ngầm

Giấy phép khai thác nước ngầm là gì? Để thực hiện được khai thác nước ngầm cần có những hồ sơ nào? Quy định của pháp luật về việc khai thác nước ngầm? Hãy cùng BKCEMS tìm hiểu thông qua bài viết sau đây “Giấy phép khai thác nước ngầm” nhé!

I. GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM LÀ GÌ?

Giấy phép khai thác nước ngầm là một văn bản chính thức được cấp phép bởi cơ quan quản lý tài nguyên nước của một quốc gia để cho phép cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp thực hiện việc khai thác nguồn nước ngầm. Quá trình cấp phép này giúp đảm bảo sự sử dụng bền vững của tài nguyên nước và ngăn chặn tình trạng quá mức khai thác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.

Giấy phép khai thác nước ngầm thường chứa các thông tin quan trọng như:

  • Quyền lợi và trách nhiệm: Mô tả rõ quyền lợi và trách nhiệm của người được cấp phép trong quá trình khai thác nước ngầm.
  • Hạn chế khai thác: Xác định mức độ và thời gian khai thác nước ngầm được phép để đảm bảo tính bền vững của nguồn nước.
  • Phí và quy định tài chính: Mô tả các khoản phí phải trả và các quy định tài chính khác liên quan đến việc sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là khai thác nước ngầm.
  • Báo cáo và theo dõi: Yêu cầu người được cấp phép báo cáo và theo dõi các hoạt động khai thác, để đảm bảo tuân thủ quy định và giữ cho quá trình khai thác được giám sát.
  • Chế độ xử phạt: Mô tả các biện pháp xử phạt nếu người được cấp phép vi phạm các điều khoản trong giấy phép khai thác nước ngầm.

khai thác nước ngầm

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

2.1. Quy định của pháp luật về cấp phép khai thác nước ngầm

  • Luật BVMT số 55/2014/ QH13
  • Luật tài nguyên nước 17/2012/QH12
  • Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật tài nguyên nước.
  • NĐ 36/2020 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

2.2. Đối tượng thực hiện cấp phép xin khai thác nước ngầm

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật tài nguyên nước thì “Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.”

khai thác nước ngầm

2.3. Căn cứ để có giấy phép khai thác nước ngầm

Theo khoản 1 Điều 19 NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước “Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:

  • Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
  • Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
  • Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
  • Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.”

2.4. Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm

  • Theo điểm c, khoản 1, điều 21 NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì “Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm.”

2.5. Cơ quan thụ lý hồ sơ giấy phép khai thác nước ngầm

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các công trình khai thác lớn hơn 3.000 m3/ngày đêm
  • UBND cấp tỉnh đối với các công trình khai thác khác.

2.6.Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước ngầm

Theo điều 28 NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước “Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.

2.7. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép về khai thác nước ngầm

Theo điều 29, NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước “cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:

  • Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

2.8. Hồ sơ cần thiết khi nộp giấy phép khai thác nước ngầm

Theo khoản 1, Điều 31 NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước “Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép;
  • Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
  • Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
  • Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

khai thác nước ngầm

2.9.Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác, sử dụng nước

Theo điều 35, NĐ 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước “Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:

1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
  • Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):

  • Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
  • Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
  • Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép

  • Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.”

2.10. Quy định về xử phạt hành chính

  • Theo điều 9, NĐ 36/2020 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào mục đích khai thác và mức độ khai thác. 

III. CÓ CẦN THIẾT QUAN TRẮC NƯỚC NGẦM KHÔNG?

Khi đã được cấp phép khai thác nước ngầm, Chủ đầu tư lưu ý, cần phải thực hiện quy định về giám sát lưu lượng, mực nước, thông số chất lượng nước theo như thông tư 17/2021/TT-BTNMT đã quy định. Việc giám sát các thông số này là rất cần thiết, đảm bảo kết nối dữ liệu về Cục quản lý tài nguyên nước. 

BKCEMS là đơn vị tư vấn giấy phép khai thác nước ngầm, cung cấp thiết bị quan trắc nước ngầm uy tín của Bộ tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam, đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước. Hệ thống quan trắc nước ngầm tự động của BKCEMS đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Tài Nguyên Môi Trường với 5 ưu điểm vượt trội sau: 

  • Thiết kế nhỏ gọn: Bộ Datalogger trong quan trắc nước ngầm của BKCEMS ứng dụng công nghệ mới nhất trong truyền thông tin và hiển thị dữ liệu, trạm quan trắc nước ngầm tự động của BKCEMS có thiết kế tối giản nhưng đảm bảo hiệu quả tối đa. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống có thể được theo dõi dễ dàng qua phần mềm quản lý chuyên biệt trên website & ứng dụng điện thoại.
  • Có khả năng đồng bộ 100%: Trực tiếp thiết kế và lắp đặt hệ thống quan trắc nước ngầm tự động từ A-Z, chúng tôi có đầy đủ bản vẽ và thông số kỹ thuật của tất cả các thiết bị quan trắc tự động. Đây là mấu chốt giúp hệ thống quan trắc nước ngầm luôn hoạt động ổn định và cho cảm biến chính xác nhất.
  • Thiết bị quan trắc đạt chuẩn quốc tế: BKCEMS nhập khẩu chính hãng 100% thiết bị quan trắc nước ngầm tự động. Tất cả thiết bị đo đều đạt chứng nhận, đồng thời đã được kiểm chứng mức độ tương thích với môi trường nước ngầm tại Việt Nam trên hàng ngàn dự án cấp quốc gia.
  • Đáp ứng đầy đủ thông tư, pháp luật hiện hành: BKCEMS luôn cập nhật đầy đủ các quy định quan trắc nước ngầm tự động hiện hành, đảm bảo kịp thời đổi mới để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa tuân thủ đúng luật pháp.
  • Được thiết kế và vận hành bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm: 100% Kỹ sư môi trường tại BKCEMS có chuyên môn cao, kinh nghiệm vững và thường xuyên được cử đi tham gia các khóa học nâng cao trong và ngoài nước. Chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn với công trình của mình và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp mọi yếu tố liên quan đến kỹ thuật, vận hành hệ thống quan trắc hiệu quả

quan trắc nước ngầm

🌱 Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp bền vững và đáng tin cậy trong việc quản lý môi trường, đặc biệt là giấy phép khai thác nước ngầm, quan trắc nước ngầm tự động. Với thủ tục giải quyết hồ sơ nhanh chóng, chúng tôi cam kết tư vấn giấy phép khai thác nước ngầm chất lượng, nhanh chóng, đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *