Quan trắc khí tượng thủy văn là gì? Tại sao cần phải thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn? Căn cứ phải lý nào để thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn. Cùng BKCEMS tìm hiểu thông qua bài viết “Bảo trì bảo dưỡng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn” dưới đây nhé!
I. TẠI SAO PHẢI BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Hiện nay, đối với các công trình hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, việc quan trắc mưa và mực nước là điều hết sức cần thiết đặc biệt là số liệu quan trắc được theo thời gian thực bằng hệ thống trạm đo tự động. Để đảm bảo vận hành tốt cho hồ chứa thủy điện, đảm bảo không ảnh hưởng đến sự an toàn hồ chứa, không ảnh hưởng đến an sinh của người dân sau hồ, thì việc vận hành hồ chứa là việc hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác này trước tiên cần có hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn như: mực nước, lượng mưa, lưu lượng nước phải đầy đủ, sau đó là cần phải tự động hóa hệ thống quan trắc này để số liệu quan trắc được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, tức thời và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng cho các đơn vị lên quan. Việc này không chỉ giúp những người quản lý vận hành tốt hồ chứa thủy điện mà cả những người dân xung quanh khu vực kịp thời nắm bắt thông tin KTTV nhằm phòng tránh thiên tai trong trường hợp hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa lớn, lũ…
Chính vì vậy, để đảm bảo số liệu quan trắc được liên tục và các thiết bị hoạt động tốt của hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định tại Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động các trạm khí tượng thủy văn tự động đối với các quan trắc cần phải tuân thủ bảo dưỡng định kỳ hàng năm và thay thế các thiết bị theo định kỳ đây việc hết sức cần thiết.
II. MỤC TIÊU BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống quan trắc đo mưa và đo mực nước của hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn theo định kỳ 06 tháng/lần và đột xuất (khi có sự cố) để đảm bảo các trạm và thiết bị hoạt động ổn định và thu thập cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác, nhanh chóng (số liệu thời gian thực) phục vụ kịp thời công tác dự báo mưa, lũ, lụt, ngập úng và quản lý vận hành thủy điện và hồ chứa;
- Bảo trì, thay thế các thiết bị theo định kỳ hoặc thiết bị của hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn hết hạn sử dụng, thiết bị hư hỏng.
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Khí tượng Thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2023 của chính phủ về “Qui định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước”;
- Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về Khí tượng Thủy văn;
- Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
- Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015 Quy định kỹ thuật đối với hoạt động các trạm khí tượng thủy văn tự động;
- Thông tư số 30/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 Quy định kỹ thuật về quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đối với trạm khí tượng tượng thủy văn chuyên dùng;
- Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
- Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT ngày 14/10/2021 Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
IV. PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
4.1. Hệ thống trạm đo mưa
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trạm đo mưa bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các bộ cảm biến (Gầu đo);
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cấp nguồn điện cho trạm (Pin mặt trời), điện lưới;
- Kiểm tra hệ thống chống sét;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hệ thống truyền tin;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu (Datalogger)
- Kiểm tra sim 4G;
- Kiểm tra, bảo dưỡng công trình lắp đặt thiết bị ( cột, hàng rào bảo vệ…).
- Thay thế thiết bị khi có sự cố, hỏng hóc:
- Thay mới các bộ cảm biến;
- Thay mới hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
- Thay hệ thống chống sét;
- Thay mới một số thiết bị hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu (Datalogger); Sim
- Sửa chữa công trình lắp đặt thiết bị khi bị hư hại, gia cố chân cột thiết bị, thay thế các dây điện dây cáp.
4.2. Hệ thống trạm đo mực nước
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn trạm đo mực nước bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn các đầu cảm biến (sensor);
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hệ thống truyền tin;
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chuẩn hệ thống xử lý số liệu (Datalogger);
- Kiểm tra, bảo dưỡng công trình lắp đặt thiết bị ( tủ điện, bulong, cột lắp thiết bị).
- Thay thế thiết bị (khi hỏng và hết thời hạn sử dụng):
- Thay mới các đầu cảm biến (sensor);
- Thay mới một số thiết bị hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu (Datalogger);
- Sửa chữa công trình lắp đặt thiết bị khi bị hư hại, sơn hộp, lồng bảo vệ thiết bị, thay thế dây điện, dây cáp khi hư hỏng.
V. TẦN SUẤT THỰC HIỆN CỦA BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Các trạm quan trắc khí tượng thủy văn vận hành liên tục 24/24 giờ, tần suất đo tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng số liệu. Các số liệu của các trạm đo mưa tự động phải được lưu trữ, bảo quản, sử dụng lâu dài theo quy định.
Việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các trạm thủy văn được quy định trong Thông tư 70/2015/TT-BTNMT ngày 23 tháng 12 năm 2015. Cụ thể như sau:
5.1. Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ trạm quan trắc khí tượng thủy văn
Kiểm tra:
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện 6 tháng/lần với các nội dung sau:
- Kiểm tra các bộ cảm biến;
- Kiểm tra hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
- Kiểm tra hệ thống chống sét;
- Kiểm tra hệ thống thông tin;
- Kiểm tra hệ thống xử lý và lưu trữ số liệu;
- Kiểm tra công trình lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra định kỳ phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Kiểm tra đột xuất: Thực hiện kiểm tra đột xuất khi hệ thống hoạt động không bình thường hoặc không hoạt động; Kiểm tra đột xuất phải lập biên bản lưu hồ sơ và báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
Bảo dưỡng:
Trạm thủy văn tự động được bảo dưỡng nhằm duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật trong điều kiện hoạt động bình thường của thiết bị. Nội dung bảo dưỡng được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù của mỗi hệ thống thiết bị trong quá trình khai thác sử dụng.
- Công trình thực hiện 1 năm/lần: Sơn chống rỉ: Cột hàng rào, hộp bảo vệ thiết bị, sửa chữa hàng rào, cột lắp thiết bị, bôi mỡ cáp và các bulong, ecu, vệ sinh tủ thiết bị, phát quang cây cối, dọn sạch khu vực trạm, gia cố chân trụ trạm;
- Thiết bị: thực hiện 6 tháng/lần: Vệ sinh các đầu đo, pin mặt trời, hệ thống chống sét, các đầu cáp kết nối, bộ truyền tin, datalogger, ắc quy, bộ điều khiển sạc ắc quy, bộ chuyển nguồn; vệ sinh tủ thiết bị,dân cáp điện, dây điện,… phát quang cây cối, dọn sạch khu vực trạm,; Hiệu chuẩn thông số thiết bị sau khi bảo dưỡng
- Ngoài ra còn thay thế vật tư, linh kiện theo định kỳ khi hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng.
- Bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
5.2. Sửa chữa, thay thế trạm quan trắc khí tượng thủy văn:
- Việc sửa chữa, thay thế thiết bị căn cứ vào các biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất và khi có sự cố.
- Thiết bị được sửa chữa, thay thế phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Sau khi sửa chữa, thay thế phải lập biên bản đánh giá (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
5.3. Kiểm tra, sửa chữa tăng cường trạm quan trắc khí tượng thủy văn và xử lý các sự cố đột xuất
- Ngoài việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trạm đo mưa và đo mực nước trên lưu vực nhà máy định kỳ hàng năm, cần có biện pháp dự phòng xử lý khi có các trạm xảy ra sự cố như hoạt động gián đoạn, mất tín hiệu, không truyền số liệu Các sự cố này cần phải được xử lý chậm nhất sau 3 ngày từ khi bắt đầu có sự cố.
- Các trạm gặp sự cố sẽ được sửa chữa, thay thế phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và được hiệu chuẩn lại theo đúng các bước như kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
- Sau khi sửa chữa, thay thế khắc phục sự cố, phải lập biên bản đánh giá báo cáo chủ đầu tư (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
- Chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố được tính theo thực tế nhà thầu thực hiện thay thế các thiết bị của trạm. Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm bảo hành các thiết bị thay mới theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc không nhỏ hơn 12 tháng.
- Quá trình kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng phải thực hiện theo đúng quy trình, lập biên bản lưu hồ sơ và tổng hợp báo cáo (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT). Sau khi sửa chữa, thay thế khắc phục sự cố, nhà thầu phải lập biên bản đánh giá báo cáo chủ đầu tư (chi tiết tại Phụ lục 3 Thông tư 70/2015/TT-BTNMT).
VI. DỊCH VỤ QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG ĐƯỢC CUNG CẤP, LẮP ĐẶT BỞI BKCEMS
Các đơn vị có nhu cầu về hệ thống quan trắc môi trường hoặc hệ thống quan trắc tự động hoàn toàn có thể tự mình thiết kế và mua sắm thiết bị về lắp đặt. Tuy nhiên để làm cho hệ thống quan trắc môi trường chạy ổn định và ít chi phí bảo trì bảo dưỡng, phải đòi hỏi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Tại BKCEMS, chúng tôi cung cấp các giải pháp về trạm quan trắc môi trường và hệ thống phần mềm quan trắc tự động từ việc tư vấn, thiết kế, lắp đặt một trạm quan trắc môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, với những ưu điểm vượt trội:
- Nhỏ gọn, chi phí hợp lý
- Vận hành với độ tin cậy cao, ít bảo trì bảo dưỡng
- Đáp ứng những yêu cầu giám sát từ các cơ quan môi trường
- Cung cấp kết quả kịp thời nhanh chóng, giúp nhà máy đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời
- Hệ thống được thiết kế linh hoạt, đáp ứng theo yêu cầu thực tế của khách hàng
- Cung cấp phần mềm quản lý trên website & ứng dụng trên điện thoại, giúp việc theo dõi quan trắc trở lên dễ dàng