CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN VỀ QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu phí, tổ chức thu phí, người nộp phí, các trường hợp miễn phí, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, kê khai nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.  BKCEMS TECHNOLOGY hệ thống hướng dẫn về quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mời quý vị cùng tham khảo

MỨC PHÍ, XÁC ĐỊNH SỐ PHÍ PHẢI NỘP

1. Nước thải sinh hoạt

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá bán nước sạch

(đồng/m3)

x Mức thu phí

Trong đó:

– Số lượng nước sạch sử dụng: được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

– Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

CÔNG TY TNHH ÁNH DƯƠNG VINA

2. Nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TT Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày) Mức phí (đồng/năm)
1 Từ 10 đến dưới 20 4.000.000
2 Từ 5 đến dưới 10 3.000.000
3 Dưới 5 2.500.000

b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó:

– F là số phí phải nộp.

– f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TT

Thông số ô nhiễm tính phí

Mức phí (đồng/kg)
1 Nhu cầu ô xy hóa học (COD) 2.000
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400
3 Thủy ngân (Hg) 20.000.000
4 Chì (Pb) 1.000.000
5 Arsenic (As) 2.000.000
6 Cadimium (Cd) 2.000.000

Số phí:

a) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo quy định tại điểm a mục 2 này.

b) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.

Trong đó:

– Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

– f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

– Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý.

c) Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3) x Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

 

x 0,001 x Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

– Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định pháp luật: Căn cứ xác định hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau: (i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng; (ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng; (iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Trường hợp có 2 nguồn dữ liệu ((i) và (ii) hoặc (i) và (iii)) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i). Trường hợp có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

– Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật: Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24 giờ, trong đó: hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo. Trường hợp thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

d) Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi của cơ sở là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

KÊ KHAI NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ

CÔNG TY TNHH ÁNH DƯƠNG VINA

Biểu mẫu tờ khai phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt tải TẠI ĐÂY

Biểu mẫu tờ khai phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp tải TẠI ĐÂY

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 01/07/2020 Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *